Đẳng sâm (hay đảng sâm) là dược liệu được ví như “nhân sâm bình dân” với tác dụng bồi bổ, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tuyệt vời. Không chỉ thế, đây còn là một loại dược liệu được ưa chuộng trong ẩm thực với vị hơi đắng, vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Tìm hiểu về loại sâm này, tác dụng, các cách dùng và lưu ý cần biết khi sử dụng trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây đẳng sâm trong tự nhiên
Đẳng sâm là một loại cây rất đặc biệt, có nhiều đặc điểm thực vật nổi bật và dễ nhận biết. Loại cây này có thể mọc nằm ở trên mặt đất hoặc quấn quanh các loài thực vật lớn khác.
Đẳng sâm – “Nhân sâm người nghèo” chữa bách bệnh và các bài thuốc hay nhất
Dưới đây là mô tả thực vật của dược liệu:
- Thực vật dạng dây leo, thân thảo và có tuổi thọ lâu năm. Thân cây thường có màu tím hơi sẫm đặc trưng và phủ bên ngoài là một lớp lông thưa, nhỏ. Tuy nhiên, phần lông này lại không mọc ở phần ngọn mà chỉ có ở thân cây.
- Thân củ rễ to, dài, có các nhánh rễ con mọc xung quanh rễ chính, có nhiều vết cắt, hình dáng tương tự củ nhân sâm.
- Lá cây hình trứng tròn với đuôi nhọn và viền là không có răng cưa. Màu của lá hơi vàng và trên bề mặt có một lớp lông nhung mềm mại. Mặt dưới của lá có màu xám đặc trưng.
- Hoa của cây đẳng sâm thường có màu xanh nhạt và mọc nhiều ở khu vực nách lá.
- Quả của loại cây này có kích thước nhỏ với hạt bên trong có màu nâu.